Hóa đơn điện tử Việt Nam – Cung cấp hóa đơn điện tử tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp Việt Nam

 Hóa đơn điện tử Việt Nam – Cung cấp hóa đơn điện tử tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp Việt Nam  
Bảo Mật – Hợp Pháp – Tiết Kiệm Chi Phí – Chuyên Nghiệp


Hóa đơn điện tử là xu thế tất yếu, là tính năng giúp cho các doanh nghiệp và Tổng cục Thuế thực hiện các nghiệp vụ của mình một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Hoá đơn điện tử là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp thời đại công nghệ. Từ ngày 1/11/2018, Bắt buộc Doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử.

Để việc chuyển đổi từ sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử nhanh chóng và hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần hiểu rõ các vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử như: Hóa đơn điện tử là gì? Điều kiện của tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử là gì? Thủ tục? …. Hãy cùng tìm hiểu rõ về hóa đơn điện tử tại bài viết dưới đây:

Vậy hóa đơn điện tử/ hóa đơn điện tử có mã xác thực là gì? Các doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề nào của hóa đơn điện tử?… Bài viết sau sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích liên quan.

  1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Hóa đơn điện tử là một trong những tính năng mới nhất trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và Tổng cục Thuế thực hiện các nghiệp vụ một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Hóa đơn điện tử xác thực (hay hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế – Hóa đơn xác thực) là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã xác thực và số hóa đơn xác thực qua hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.

  • Mã xác thực: là chuỗi ký tự được mã hóa và được cấp bởi hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.
  • Số hóa đơn xác thực: là dãy số có cấu trúc theo quy định của Tổng cục Thuế và được cấp bởi hệ thống cấp mã xác thực hóa đơn của Tổng cục Thuế.

Ngoài mã xác thực và số xác thực, trên hoá đơn xác thực còn có Mã QR (mã vạch hai chiều) được hiển thị ở góc trên bên phải của hoá đơn xác thực. Người sử dụng có thể dùng các thiết bị điện tử cài phần mềm đọc mã QR như điện thoại, máy tính bảng để đọc và kiểm tra nhanh các thông tin trên hoá đơn.

Hóa đơn điện tử Việt Nam
Đăng ký hóa đơn điện tử giá rẻ – ưu việt cho doanh nghiệp
  1. Phân biệt hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, qui định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:

Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

Trong hoạt động mua bán nói chung, việc sử dụng hóa đơn giấy đặt in đã hình thành từ rất lâu. Đây là một dạng hóa đơn có kích thước nhỏ gọn hơn so với các mẫu hóa đơn thông thường, được thiết kế phù hợp với đặc thù hàng hóa.

Tuy nhiên, trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, hóa đơn điện tử đang trở thành giải pháp tối ưu thay thế hình thức hóa đơn giấy truyền thống. Từ ngày 01-5-2011, doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

  1. Lợi ích và xu hướng về việc sử dụng hóa đơn điện tử trong tương lai

Việc áp dụng hóa đơn điện tử xác thực mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Giảm chi phí in ấn hóa đơn, lưu trữ hóa đơn, vận chuyển hóa đơn; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tránh rủi ro về tình trạng cháy, hỏng, mất hóa đơn.
  • Hóa đơn điện tử có quy trình xác thực hóa đơn khép kín với nhiều bước bảo mật, độ chính xác, an toàn cao, giảm nguy cơ tối đa việc làm giả hóa đơn.
  • Giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp do có thể tạo mẫu hóa đơn, phát hành hóa đơn ngay tại doanh nghiệp và được cơ quan Thuế chấp nhận ngay trong ngày.
  • Giảm khâu lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho doanh nghiệp, vì tất cả thông tin hóa đơn đã được gửi lên và lưu trữ trên Tổng cục Thuế khi xác thực.
  • Sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể tạo lập và gửi hóa đơn cho khách hàng ngay sau khi nhận được kết quả xác thực thông qua nhiều hình thức như: Gửi hóa đơn cho khách hàng qua hệ thống email tích hợp trên phần mềm, gửi hóa đơn qua hình thức tin nhắn SMS hoặc xuất ra file nén để gửi cho khách hàng qua hình thức gửi email thông thường, copy vào USB.
  • Nhận được hỗ trợ, phối hợp xử lý lỗi trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử xác thực từ cơ quan Thuế.

Để tham gia vào hệ thống hóa đơn điện tử/ hóa đơn điện tử xác thực, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Đã được cấp Mã số thuế và đang hoạt động.
  • Có chứng thư số (Chữ ký số hay USB Token) theo quy định của pháp luật. Chứng thư số phải có thông tin mã số thuế của doanh nghiệp và đang còn hiệu lực.
  • Hoạt động ở địa bàn có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet

Ngày nay, xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn giấy đang dần trở nên phổ biến trên thế giới. Đặc biệt ở Việt Nam, Tổng cục Thuế cũng đã có lộ trình triển khai hóa đơn điện tử trong công tác hiện đại hóa quản lý thuế, chuyển dần từ giai đoạn khuyến khích sử dụng sang giai đoạn bắt buộc sử dụng để thay thế hóa đơn truyền thống trong tương lai gần.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử hỗ trợ hiện đại hóa công tác hạch toán kế toán, quản trị doanh nghiệp, phù hợp với xu thế kinh doanh ngày càng phát triển trên thị trường quốc tế, các công nghệ tiên tiến đang được áp dụng như: Mobile banking, Internet banking, SMS banking…  Qua đây, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng khả năng hội nhập toàn cầu.

  1. Điều kiện của tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử là gì?
Hóa đơn điện tử Việt Nam
Hóa đơn điện tử Việt Nam

Theo Thông tư 32/2011/TT-BTC: Người bán khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng điều kiện sau:

  1. a) Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
  2. b) Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử;
  3. c) Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định;
  4. d) Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.

đ) Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.

  1. e) Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:
  • Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu;
  • Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.
  1. Điều kiện của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử là gì?

Theo Thông tư 32/2011/TT-BTC: Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc là ngân hàng được cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
  • Có chương trình phần mềm về khởi tạo, lập và truyền nhận hóa đơn điện tử đảm bảo hóa đơn điện tử được lập đáp ứng các nội dung theo quy định
  • Đã triển khai hệ thống cung cấp giải pháp công nghệ thông tin để phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.
  • Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quy định pháp luật về phát hành hóa đơn.
  • Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia.
  • Có các quy trình và thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; có biện pháp dự phòng khắc phục sự cố liên quan đến việc khôi phục dữ liệu .
  • Có giải pháp lưu trữ kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch; lưu trữ hóa đơn điện tử với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử phải được lưu giữ trên hệ thống.
  • Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế các nội dung sau: danh sách các doanh nghiệp có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức (bao gồm cả người bán hàng, người mua hàng); số lượng hóa đơn đã sử dụng (gồm: loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự).

6.  Thủ tục để doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử là gì?

    Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trước khi khởi tạo hoá đơn điện tử phải ra Quyết định áp dụng hoá đơn điện tử, Khởi tạo mẫu hóa đơn điện tử, Lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo mẫu của Thông tư 32/2011/TT-BTC để gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

    Trước khi làm bộ hồ sơ, doanh nghiệp nên liên hệ cán bộ Thuế quản lý để biết xem Chi cục Thuế quản lý nhận hồ sơ qua hình thức nào để chuẩn bị cho phù hợp.

    Doanh nghiệp thực hiện theo 2 bước sau:

    • Bước 1:Lập hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử
    • Bước 2:Nộp hồ sơ cho Cơ quan Thuế. Xem hướng dẫn chi tiết tại đây

    Lưu ý: Sau 2 ngày gửi thông báo, nếu không có phản hồi của Cơ quan thuế, doanh nghiệp được phép sử dụng hóa đơn điện tử theo thông báo phát hành. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông báo và mẫu hóa đơn đã nộp tại địa chỉ http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn.

    Chọn và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Đơn vị có thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử hoặc dùng thử hóa đơn điện tử của Hóa đơn điện tử Việt Nam

    chữ ký số giá rẻ toàn quốc
    0896121218 mua chữ ký số giá rẻ toàn quốc

     

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    YÊU CẦU ĐĂNG KÝ



    0965 969 123
    icons8-exercise-96 chat-active-icon